Đau dạ dày khi đói bụng là tình trạng rối loạn gây ra do quá trình vận hành của dạ dày bất ổn. Cụ thể, dạ dày tiết ra axit dịch vị và co bóp tiêu hóa thức ăn, khi lượng dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn nhu cầu thì sẽ kích thích các hoạt động co bóp mạnh hay yếu của dạ dày. Đây chính là tác nhân gây nên cơn đau dạ dày khi đói.
Nếu bệnh nhân chủ quan và vẫn để tình trạng bụng đói về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý như:
Viêm loét dạ dày: Các cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, phụ thuộc vào ổ viêm, đau dạ dày khi đói nhiều hơn hoặc ăn uống các đồ ăn kích thích.
Viêm niêm mạc hang vị dạ dày: Tình trạng này tương tự với viêm loét dạ dày và chúng đều có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi bởi các cơn đau hành hạ mỗi ngày.
Viêm loét hành tá tràng: Các ổ viêm do dịch vị tác động bào mòn lâu ngày ở tá tràng có thể gây nên viêm loét hành tá tràng.
Trào ngược dạ dày thực quản: Các cơn trào ngược này có thể lên họng gây tổn thương thực quản, hầu, họng vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân gây hiện tượng này là do sự suy yếu của cơ vòng thực quản.
Xuất huyết dạ dày: Hiện tượng này sẽ xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét cấp tính, mãn tính và chảy máu. Đây là tình trạng khẩn cấp bởi có thể gây mất máu, thiếu máu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
➥ Để biết được chính xác bệnh lý đang gặp phải, bạn hãy đến Phòng khám Đa Khoa Hy Vọng để được thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định bạn thực hiện thêm các xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, đại tràng, test HP hơi thở, siêu âm ổ bụng,… để đưa ra kết luận bệnh chuẩn nhất.