
1. Nguyên nhân làm bệnh Đái tháo đường trở nặng hậu Covid-19
Đã có hơn 200 triệu chứng sau nhiễm Covid-19 được ghi nhận. Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính không lây. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiễm SARS-CoV-2 , bệnh nhân Đái tháo đường(có thể kèm theo bệnh lý tim mạch, hô hấp..) sẽ bị các di chứng hậu Covid-19 nặng nề hơn. Các mạch máu đã tổn thương từ trước do Đái tháo đường, bây giờ mắc SARS-CoV-2 sẽ làm tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Đường huyết sẽ không còn kiểm soát tốt vì nhiều lý do:
- Khi mắc SARS-CoV-2 : tâm lý một số bệnh nhân sẽ ăn nhiều hơn để có sức đề kháng chống lại Covid-19 vô tính làm tình trạng đường huyết tăng cao.
- Một số bệnh nhân bỏ uống thuốc Đái tháo đường vì sợ uống nhiều thuốc cùng lúc trong khi bệnh, nên chỉ sử dụng thuốc điều trị nhiễm Covid-19.
- Ít vận động trong thời gian cách ly và sau khi khỏi bệnh: do cách ly tại nhà, do mệt..
- Thiếu thuốc điều trị Đái tháo đường do thời gian cách ly không đi tái khám, không tự mua thuốc được(hay mua thuốc không đúng, không đủ..)
Một số bệnh nhân điều trị tại nhà tự ý sử dụng các toa thuốc truyền miệng( xem trên mạng) hay 1 số nhà thuốc tự bán(không có chỉ định của bác sĩ). Trong đó có Corticoid(Medrol, Prednisone) làm đường huyết( và huyết áp) tăng.
2. Lời khuyên từ bác sĩ cho bệnh nhân Đái tháo đường vừa khỏi Covid-19
Như vậy , sau thời gian mắc Covid-19, bệnh nhân Đái tháo đường cần:
- Quay lại tái khám ngay. Đồng thời làm các xét nghiệm kiểm tra lại các chỉ số để bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chỉnh lại thuốc điều trị cho phù hợp với tình trạng của bệnh.
- Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tập thể dục phù hợp với tuổi tác và bệnh lý, tập thở theo hướng dẫn của nhân viên y tế.